Thông tin nhận định trước tuần giao dịch mới của vàng


Việc Trung Quốc thắt chặt tiền tệ và những thông tin khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp đã là tâm điểm của thị trường tuần trước. Các chỉ báo trên cho thấy sự ảnh hưởng xấu đến sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa và cho thấy những rủi ro về tính dụng. Các nhà đầu tư đã nghi ngờ đà tăng giá tiếp theo của thị trường hàng hóa vàng vì thế các làn sóng chốt lời diễn ra. Chỉ số giá cả hàng hóa do Reuters thống kê đã sụt giảm tới 3.2%.

Vàng mất giá mạnh hơn 1.1% trong ngày thứ Sáu cuối tuần khi đồng đô la tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. Chỉ số USD index đã tưng lên thêm 0.8% trong phiên giao dịch cuối tuần sau khi mất giá trong 5 ngày trước đó. Tính cả tuần, kim loại vàng mất 0.7% giá trị, dao động trong khoảng 1120$-1160$ cùng với đồng đô la đang lạc phương hướng.
Có tới 12 trong số 19 trader, các nhà đầu tư và các nhà phân tích do Bloomberg điều tra, tương đương 63% cho biết vàng có thể tăng trong tuần tới. 5 người dự đoán Giá vàng thấp hơn và 2 người còn lại không cho biết rõ xu hướng.
Trong năm 2009, đồng đô la chỉ mất giá có 4% nhưng vàng đã tăng tới 24%. Nhờ sự suy yếu của đồng đô, vàng được sự trợ giúp từ lực mua các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương mua vàng nên đã tăng mạnh như vậy. Adrian Day, giám đốc hành chính thuộc Adrian Day Asset Management ở Annapolis, Maryland cho biết, “Các nhà đầu tư vẫn rất lo lắng về đồng tiền giấy và các ngân hàng TW giàu có muốn nắm giữ một tài sản thật sự có giá trị trong nguồn dự trữ của họ”.
Tại thị trường Việt nam, sau khi liên tục trồi sụt quanh ngưỡng 27 triệu đồng/lượng trong suốt tuần, giá vàng trong nước cuối tuần này mất hơn 100.000 đồng/lượng so với tuần trước. Với giao dịch chậm chạp trên thị trường vàng vật chất, giá vàng trong nước không còn được neo cao so với giá thế giới như trước.
Sáng cuối tuần 16/1, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước được niêm yết ở mức xấp xỉ 26,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và trên dưới 26,85 triệu đồng/lượng (bán ra). Các mức giá này đã giảm khoảng 100.000 đồng/lượng so với mức giá của ngày hôm trước, đồng thời cũng thấp hơn khoảng 100.000 đồng/lượng so với mức giá cuối tuần trước.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trong buổi sáng công bố giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức 26,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,84 triệu đồng/lượng (bán ra). Hệ thống Sacombank niêm yết giá vàng miếng hiệu SBJ ở các mức tương ứng lần lượt là 26,76 triệu đồng/lượng và 26,80 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường Hà Nội, vào cuối ngày giao dịch, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) để giá vàng SJC ở mức 26,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,96 triệu đồng/lượng (bán ra).
Từ sau Tết Dương lịch tới nay, thị trường vàng vật chất vẫn chưa sôi động trở lại. Với sự ổn định về giá và nguồn cung của vàng hiện nay, các nhà đầu tư không tỏ ra vội vã trong việc mua bán kim loại quý này. Giao dịch vàng miếng trong tuần được các công ty kim hoàn cho biết là diễn ra tương đối chậm, hoạt động mua vào tiếp tục chiếm ưu thế, nhưng hoạt động bán ra có tăng so với trước.
Theo các phân tích kỹ thuật, giá vàng hiện đang được hỗ trợ ở vùng giá khoảng 1.120 USD/oz, nơi hoạt động mua vào của giới đầu tư tăng lên khi vàng giảm giá về vùng này. Mức kháng cự của giá vàng hiện được cho là ở mức 1.150 USD/oz.
Trong năm 2010 này, sức tăng của vàng có thể thấp hơn kim loại bạc bởi nhu cầu sử dụng bạc trong công nghiệp vẫn nhiều hơn kim loại vàng. Các hóa chất khác như bạch kim, paladium cũng sẽ vẫn tăng giá và người ta có thể nhắc đến bạch kim hoặc paladium nhiều hơn là vàng.
Theo các chuyên gia, trong năm 2009 nhu cầu đầu tư bạch kim từ sản xuất công nghiệp đã giảm mất 33%, mức thấp nhất kể từ năm 2000. Sự sụt giảm mạnh là do thị trường ô tô trong năm 2008 đã suy sụp đáng kể. Tuy nhiên, khi kinh tế tăng trưởng, lĩnh vực ôtô sẽ là lĩnh vực tăng trưởng trở lại mạnh nhất và gia tăng nhu cầu về bạch kim.
Thêm một yếu tố nữa là nhu cầu đầu tư của các quỹ vào bạch kim sẽ còn gia tăng trong năm 2010 và 2011 và Mỹ sẽ là một trong những sức cầu đáng kể về thị trường kim loại quỹ. Nguồn cung của các sản phẩm bạch kim sẽ tăng trong năm 2010 nhưng điều này là chưa chắc chắn bởi các lý do như thiếu điện sản xuất, công nhân định công và việc sự cố mỏ sản xuất bạch kim từ Nam Phi sẽ còn diễn ra trong tương lai.